Khái quát Vị

Các nhà vật lý tâm thần học từ lâu đã cho rằng có sự tồn tại của bốn vị, được gọi là vị cơ bản: vị ngọt, đắng, chua và mặn. Mặc dù mô tả lần đầu vào năm 1908, chỉ gần đây vị umami mới được công nhận là mùi vị cơ bản thứ năm kể từ khi có nhân bản của một cảm thụ cảm thụ một axit amin vào năm 2002. Vị umami được minh họa bằng cảm giác không mặn khơi dậy bởi một số axit amin tự do như mononatri glutamat (mì chính).[1][2][3]

Một đề xuất khác, trong đó có minh họa một vị bằng các axit béo nhất định như axit linoleic.[4][5][6]

Một số nhà nghiên cứu vẫn còn tranh luận chống lại các quan niệm về vị cơ bản và thay vào đó cho rằng các cảm thụ cảm nhận vị một cách liên tục[7][8][9] tương tự như cảm nhận thị giác về màu sắc.

Tất cả những cảm giác vị phát sinh từ mọi vùng của khoang miệng, và quan niệm sai lầm nhưng khá phổ biến về một "sơ đồ vị giác" trong đó sự cảm nhận các vị khác nhau tương ứng với phần của lưỡi.[10] Quan niệm này do bị dịch nhầm từ một văn bản tiếng Đức, và tồn tại trong các trường học ở Bắc Mỹ kể từ đầu thế kỷ XX.[11] Có sự khác biệt rất nhỏ trong sự cảm thụ các hợp chất của các vùng khác nhau trên lưỡi. Các vị giác đơn lẻ (có chứa khoảng 100 tế bào cảm thụ mùi vị), trên thực tế, thường gợi đến một trong số năm vị cơ bản. [cần dẫn nguồn]

Con người cảm nhận vị thông qua các cơ quan cảm giác được gọi là "vị giác", tập trung trên bề mặt trên của lưỡi, nhưng một số ít cũng được tìm thấy trên khoang miệng, thúc đẩy hơn nữa cảm giác vị mà chúng ta có thể cảm nhận được. Các nhà khoa học mô tả năm vị cơ bản: mặn, đắng, chua, ngọt và vị umami. Các vị cơ bản là chỉ một thành phần góp phần vào cảm giác của thực phẩm trong miệng, các yếu tố khác bao gồm mùi (cảm nhận bằng khứu giác), cấu trúc (phát hiện bằng các thụ thể cơ học) và cảm giác nhiệt (phát hiện bởi các thụ thể nhiệt). Mùi và vị thường được gộp chung thành "mùi vị".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vị http://www.ayurshop.com/diet/rasas.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/584012 http://gernot-katzers-spice-pages.com/engl/Zant_pi... http://www.sciam.com/article.cfm?id=magnifying-tas... http://www.sciencedaily.com/releases/2008/08/08082... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=t... http://www3.interscience.wiley.com/journal/6800010... http://wwwalt.med-rz.uni-sb.de/med_fak/physiol1/LD... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11894099 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12438213